Viêm tai giữa có nguy hiểm không?
Viêm tai giữa là bệnh lý nhiễm trùng tai hay gặp ở trẻ nhỏ và thường xuất phát từ nguyên nhân hệ miễn dịch của bé phát triển chưa đầy đủ, cấu trúc tai chưa hoàn chỉnh,… Viêm họng, viêm amidan,… hay vệ sinh mũi cho trẻ sai cách là các điều kiện thuận lợi khiến trẻ dễ mắc viêm tai giữa.
Ảnh minh hoạ
Nếu phát hiện muộn và không có biện pháp xử lý khoa học thì trẻ cũng có thể gặp phải các biến chứng nghiêm trọng hơn như: viêm chảy mủ mãn tính, thủng màng nhĩ, nghe kém hoặc mất thính lực,… Hay gần hơn là những triệu chứng khó chịu của bé sẽ tiếp tục kéo dài: bé sốt, quấy khóc, biếng ăn, nôn ói hoặc tiêu chảy, chảy dịch ống tai,…
Rửa mũi cho trẻ là việc chúng ta làm thường xuyên khi trẻ bị nghẹt mũi, sổ mũi. Do đó vệ sinh mũi cho trẻ đúng cách bằng các loại dụng cụ phù hợp rất quan trọng. Điều này không chỉ giúp làm sạch, thông thoáng đường thở cho bé mà còn hạn chế các tác hại không mong muốn như viêm tai giữa xảy ra.
Vì sao khi sử dụng sai dụng cụ rửa mũi trẻ dễ bị viêm tai giữa?
Nhiều bậc phụ huynh thường mắc phải sai lầm trong thao tác thực hành khi rửa mũi cho trẻ là chủ yếu. Nhưng ít ai để ý đến dụng cụ rửa mũi, dung dịch rửa mũi ảnh hưởng như thế nào? Thông thường, chúng ta mới chỉ quan tâm đến cách sử dụng, giá thành, mẫu mã, thương hiệu,… hay mua theo sự giới thiệu mà ít khi có cơ hội tìm hiểu kỹ càng về các loại dụng cụ này. Trong khi dụng cụ rửa mũi lại là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả làm sạch, thông thoáng đường thở cho bé. Nhất là khi sử dụng thiết bị không phù hợp, bé rất dễ bị đau, chảy máu, viêm tai giữa,…
Ảnh minh hoạ
Dưới đây là 3 sự thật sẽ khiến bạn bất ngờ về dụng cụ rửa mũi cho trẻ.
Sự thật 1: Không phải dụng cụ rửa mũi nào cũng được thiết kế để kiểm soát áp lực dòng chảy phù hợp với bé. Nhất là trẻ dưới 1 tuổi.
Dụng cụ rửa mũi có áp lực dòng chảy quá nhẹ hoặc quá lớn, áp lực khó kiểm soát ổn định là nguyên nhân chính khiến bé dễ mắc viêm tai giữa cũng như các biến chứng nghiêm trọng khác.
Tai – mũi – họng là 3 cơ quan thông nhau. Khi rửa mũi cho trẻ bằng dụng cụ có áp lực xịt quá mạnh sẽ gây tổn thương niêm mạc mũi của bé. Áp lực dòng chảy lớn có thể đẩy dịch lên tai và gây viêm tai giữa. Nhất là với trẻ sơ sinh, phản xạ nuốt còn yếu nên nếu bơm nhanh còn có thể làm bé bị sặc vào phổi.
Không chỉ thế, khi áp lực dòng chảy lớn thì dịch rửa trôi qua nhanh hơn và không kịp lưu lại để làm loãng dịch nhầy. Do đó mà hiệu quả làm sạch không được đảm bảo.
Ảnh minh hoạ
Một số loại bình rửa mũi cổ điển, bóng bóp tay,… có áp lực nhẹ và được kiểm soát dựa vào trọng lực (nghiêng đầu cho nước chảy) và lực bóp của tay do đó thường khó sử dụng, áp lực dòng chảy khó kiểm soát ổn định.
Một số thiết bị, dụng cụ xịt rửa mũi cao cấp đã được thiết kế với áp lực phù hợp và ổn định phù hợp với trẻ nhỏ. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn nhất thì trước khi sử dụng bất cứ loại dụng cụ rửa mũi nào cho trẻ nhỏ đều cần được chỉ định từ bác sĩ chuyên môn, nhất là những trẻ 0-6 tháng tuổi. Dựa trên tình trạng và khả năng hợp tác của bé mà bác sĩ sẽ cân nhắc phương pháp phù hợp.
Sự thật 2: Một số loại dụng cụ rửa mũi không chuyên “nguy hiểm” cho trẻ hơn chúng ta nghĩ.
Nếu như áp lực dòng chảy khó nhìn thấy được thì đây lại là yếu tố ta có thể quan sát rõ ràng hơn. Hiện nay, khá nhiều mẹ đang dùng xilanh rửa mũi cho bé vì tính tiện dụng và dễ sử dụng so với nhiều loại dụng cụ rửa mũi khác như bình xịt khí dung, bình rửa mũi,… Mẹ có thể mua xilanh ở bất kỳ hiệu thuốc nào và “tự chế” thành dụng cụ rửa mũi cho bé. Tuy nhiên phương pháp này còn hạn chế và tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Ảnh minh họa
– Nếu không có nút silicon đầu xilanh: có thể gây chảy máu mũi, viêm, xước mũi bé vì đầu xilanh khá nhọn. Hơn nữa lỗ mũi hở nhiều sẽ mất áp lực và chảy mất dịch, giảm hiệu quả. Nếu thao tác không đúng trẻ rất dễ bị sặc và tràn dịch vào màng phổi hoặc tràn dịch lên tai gây viêm tai giữa.
– Nếu có đầu silicon: hạn chế đau, xước mũi; áp lực đạt nhưng có lúc lại cao quá và làm tăng nguy cơ dịch chảy lên vòi nhĩ gây viêm tai.
Nếu mẹ đã quen với phương pháp dùng xilanh này thì hãy lựa chọn các sản phẩm xilanh xịt rửa mũi chuyên dụng cho trẻ. Bên cạnh đầu xịt silicon mềm, các thiết bị này cần có thêm bộ phận kiểm soát áp lực dòng chảy để đảm bảo an toàn cho bé và hiệu quả khi sử dụng. Một đầu xịt silicon mềm có tính kháng khuẩn, vừa với mũi trẻ và giúp bé dễ dàng hợp tác sẽ tránh được nguy cơ sặc gây viêm phổi, viêm tai giữa,..
Sự thật 3: Tính hiệu quả và an toàn của dụng cụ xịt rửa mũi còn được quyết định bởi kích thước các “hạt” dung dịch mà nó tạo ra.
Hầu như chúng ta vẫn còn suy nghĩ đơn giản rằng: áp lực càng lớn thì dung dịch sẽ càng được đẩy vào sâu bên trong mũi. Nhưng thực tế tác động này là không đáng kể. Bởi phần đọng dịch nhầy nhiều nhất là phần trên và sau hốc mũi – nơi mà chỉ các hạt có kích thước dưới 20 micromet mới có thể tiếp cận được.
Trong khi hầu hết các dụng cụ rửa mũi thông thường dù có áp lực lớn đến đâu thì kích thước hạt tạo ra cũng lớn hơn 50 micromet và chúng chỉ tiếp xúc được một phần của khoang mũi. Chưa kể đến nguy cơ tổn thương niêm mạc mũi của trẻ, viêm tai giữa vì dịch tràn lên vòi nhĩ,… do áp lực quá mạnh.
Ảnh minh hoạ
Chính vì thế, một dụng cụ rửa mũi cho tốt cho trẻ cần được đảm bảo áp lực dòng phù hợp và được kiểm soát ổn định; khả năng phân tán dung dịch thành các siêu nhỏ có thể len lỏi vào sâu bên trong mũi; thiết bị với đầu xịt chuyên dụng an toàn, dễ dàng thao tác cho mẹ và bé. Đây chính là giải pháp tối ưu mà các bác sĩ và chuyên gia hướng đến.
Ảnh minh hoạ